Hướng dẫn lấy số đo online
Hướng dẫn cách lấy số đo may trang phục hoặc lựa size Blazer.
Hướng dẫn lấy số đo áo:
Bước 1: Đo chiều rộng vai
- Đo khoảng cách giữa 2 xương đỉnh vai ( phân biệt giữa xương vai và xương đòn)
+ Người ốm: đo khoảng cách giữa 2 xương vai
+ Người mập ( to con) : Đo khoảng cách của 2 xương vai và cộng thêm 1 phân mỗi bên, (đo ngoài xương vai, do người mập thường có bắp tay to). Cách khác, đo khoảng cách của 2 xương vai cộng thêm 2 cm.
+ Chú ý độ xuôi vai của từng khách, đứng thẳng sau lưng khách ngắm ngang vai so với chân gáy cổ, có khách ngang vai và có khách xuôi vai
+ thường thì khách tập thể hình và khách có bắp tay nồi ra ngoài là khách vai xuôi.
Bước 2: Đo dài tay – Hướng dẫn lấy số đo quần áo
- Hỏi nhu cầu của khách muốn mặc dài hay mặc vừa.
- Đo từ điểm đo vai thẳng xuống điểm khớp nối từ ống tay và bàn tay, qua mắt cá tay từ 1 – 2 cm tùy vào sở thích của khách muốn mặc tay dài hay tay ngắn.
- Cách khác, đo đến điểm khách muốn mặc.
Bước 3: Đo bắp tay – Hướng dẫn lấy số đo quần áo
- Đo điểm to nhất của bắp tay. Đặt ngón tay trỏ phía trong thước.
- Đo hơi siết rồi nhả dây ra cho đàn hồi là vừa.
Bước 4: Đo ngực
- Đo điểm to nhất của ngực. Đặt ngón tay trỏ phía trong thước.
- Đo siết chặc thước rồi nhả ra cho thước dây đàn hồi lại cho êm tay.
Bước 5: Đo bụng
- Phân biệt bụng là bụng của áo blazer với lưng quần.
- Đo quanh vòng bụng, điểm to nhất của bụng. Đặt ngón tay trỏ phía trong thước.
- Đo vừa không siết chặc tay (do bụng còn ăn no)
Bước 6: Đo dài áo
- Hỏi nhu cầu khách muốn mặc ngắn hay vừa.
- Đo tà trước (đo cố định): Khi đo chỉnh tay khách ngay vào trong, sẽ đo từ đường may chân cổ áo phần cao của ngực và bụng áo đến điểm giao giữa ngón cái và ngón giữa.
- Đo tà sau ( tùy vào nhu cầu của khách) :
+ Lấy số đo tà trước để kiểm tra số đo tà sau.
+ Xác định điểm cao nhất của mông.
+ Đo từ giữa cổ là số đo của tà trước, nếu:
- Chiều dài tà trước dài qua điểm cao nhất của mông của người trung niên hoặc là người muốn mặc tà dài.
- Người muốn mặc ngắn đo ngang điểm cao nhất của mông. ( số đo tà trước trừ 2-3 cm)
*Lưu ý đo lấy dài áo trước thường sẽ dài hơn dài áo sau 2 cm
Bước 7: Đo vòng cổ:
- Đo vòng chân quanh cổ vừa sát. Để ngón tay nằm giữa cổ và thước.
*Lưu ý: cần đo kỹ vòng cổ vì vòng cổ sẽ ảnh hưởng đến phần vai và phần cổ áo.
Đo may quần tây:
Bước 1: Đo lưng quần
- Đo vòng quanh bụng tại vị trí sát mí lưng quần. Đặt ngón tay trỏ phía trong thước.
*Lưu ý: khách mặc lưng quần trên bụng hay dưới bụng:
+ Khách mặc trên bụng: phần bụng áo và eo quần sẽ chênh lệch ít ( tầm 3 đến 4 cm) và thường sẽ đáy cao.
+ Khách mặc dưới bụng : phần bụng áo và lưng quần sẽ chêch lệch nhiều.
+ Người mập ( to con): đo siết mạnh.
+ Người ốm: đo vừa.
Bước 2: Đo mông
- Đo vòng quanh mông vị trí to nhất. Lưu ý: yêu cầu khách khép chân lại đứng thẳng người, lấy hết đồ trong túi quần ra.
- Đo siết chặc thước rồi nhả ra cho thước dây đàn hồi lại ( từ 1-2cm).
- Đo mông rất quan trọng, từ số đo của mông có thể tính được số đo của đáy quần.
Bước 3: Đo đáy quần:
- Kéo quần lên sát mức hay mặc.
- Đặt thước đo từ mép cạp quần phía trên thân trước kéo vòng qua đũng ra sau lên tới cạp quần trên,( trong ảnh thiếu cạp quần sau), kéo hơi căng đo sát đũng khách.
Bước 4: Đo đùi
- Đo điểm to nhất của đùi, nếu khách không mặc quần tây mà khó xác định vị trí thì vị trí sát đũng quần của khách.
Bước 5: Đo dài quần
- Sốc lại quần của khách nếu quần khách bị tụt trễ
-> Đo từ mí cạp trên của quần xuống đến gấu quần.
-> Chiều dài quần tùy theo yêu cầu của khách: đứng ống, cách mặt đất 2 cm.
Bước 6: Đo ống quần
- Đo từ đường ủi ly bên này sang đường ủi ly bên kia. Chú ý: ống quần bên mình là tầm 17cm cho đến 19cm tùy theo size.
Bài viết tiếp theo: MAY ĐO VEST TẠI NHÀ - SỰ TIỆN LỢI CHO PHONG CÁCH THỜI TRANG CÁ NHÂN
Bước 1: Đo chiều rộng vai
- Đo khoảng cách giữa 2 xương đỉnh vai ( phân biệt giữa xương vai và xương đòn)
+ Người ốm: đo khoảng cách giữa 2 xương vai
+ Người mập ( to con) : Đo khoảng cách của 2 xương vai và cộng thêm 1 phân mỗi bên, (đo ngoài xương vai, do người mập thường có bắp tay to). Cách khác, đo khoảng cách của 2 xương vai cộng thêm 2 cm.
+ Chú ý độ xuôi vai của từng khách, đứng thẳng sau lưng khách ngắm ngang vai so với chân gáy cổ, có khách ngang vai và có khách xuôi vai
+ thường thì khách tập thể hình và khách có bắp tay nồi ra ngoài là khách vai xuôi.
Bước 2: Đo dài tay – Hướng dẫn lấy số đo quần áo
- Hỏi nhu cầu của khách muốn mặc dài hay mặc vừa.
- Đo từ điểm đo vai thẳng xuống điểm khớp nối từ ống tay và bàn tay, qua mắt cá tay từ 1 – 2 cm tùy vào sở thích của khách muốn mặc tay dài hay tay ngắn.
- Cách khác, đo đến điểm khách muốn mặc.
Bước 3: Đo bắp tay – Hướng dẫn lấy số đo quần áo
- Đo điểm to nhất của bắp tay. Đặt ngón tay trỏ phía trong thước.
- Đo hơi siết rồi nhả dây ra cho đàn hồi là vừa.
Bước 4: Đo ngực
- Đo điểm to nhất của ngực. Đặt ngón tay trỏ phía trong thước.
- Đo siết chặc thước rồi nhả ra cho thước dây đàn hồi lại cho êm tay.
Bước 5: Đo bụng
- Phân biệt bụng là bụng của áo blazer với lưng quần.
- Đo quanh vòng bụng, điểm to nhất của bụng. Đặt ngón tay trỏ phía trong thước.
- Đo vừa không siết chặc tay (do bụng còn ăn no)
Bước 6: Đo dài áo
- Hỏi nhu cầu khách muốn mặc ngắn hay vừa.
- Đo tà trước (đo cố định): Khi đo chỉnh tay khách ngay vào trong, sẽ đo từ đường may chân cổ áo phần cao của ngực và bụng áo đến điểm giao giữa ngón cái và ngón giữa.
- Đo tà sau ( tùy vào nhu cầu của khách) :
+ Lấy số đo tà trước để kiểm tra số đo tà sau.
+ Xác định điểm cao nhất của mông.
+ Đo từ giữa cổ là số đo của tà trước, nếu:
- Chiều dài tà trước dài qua điểm cao nhất của mông của người trung niên hoặc là người muốn mặc tà dài.
- Người muốn mặc ngắn đo ngang điểm cao nhất của mông. ( số đo tà trước trừ 2-3 cm)
*Lưu ý đo lấy dài áo trước thường sẽ dài hơn dài áo sau 2 cm
Bước 7: Đo vòng cổ:
- Đo vòng chân quanh cổ vừa sát. Để ngón tay nằm giữa cổ và thước.
*Lưu ý: cần đo kỹ vòng cổ vì vòng cổ sẽ ảnh hưởng đến phần vai và phần cổ áo.
Đo may quần tây:
Bước 1: Đo lưng quần
- Đo vòng quanh bụng tại vị trí sát mí lưng quần. Đặt ngón tay trỏ phía trong thước.
*Lưu ý: khách mặc lưng quần trên bụng hay dưới bụng:
+ Khách mặc trên bụng: phần bụng áo và eo quần sẽ chênh lệch ít ( tầm 3 đến 4 cm) và thường sẽ đáy cao.
+ Khách mặc dưới bụng : phần bụng áo và lưng quần sẽ chêch lệch nhiều.
+ Người mập ( to con): đo siết mạnh.
+ Người ốm: đo vừa.
Bước 2: Đo mông
- Đo vòng quanh mông vị trí to nhất. Lưu ý: yêu cầu khách khép chân lại đứng thẳng người, lấy hết đồ trong túi quần ra.
- Đo siết chặc thước rồi nhả ra cho thước dây đàn hồi lại ( từ 1-2cm).
- Đo mông rất quan trọng, từ số đo của mông có thể tính được số đo của đáy quần.
Bước 3: Đo đáy quần:
- Kéo quần lên sát mức hay mặc.
- Đặt thước đo từ mép cạp quần phía trên thân trước kéo vòng qua đũng ra sau lên tới cạp quần trên,( trong ảnh thiếu cạp quần sau), kéo hơi căng đo sát đũng khách.
Bước 4: Đo đùi
- Đo điểm to nhất của đùi, nếu khách không mặc quần tây mà khó xác định vị trí thì vị trí sát đũng quần của khách.
Bước 5: Đo dài quần
- Sốc lại quần của khách nếu quần khách bị tụt trễ
-> Đo từ mí cạp trên của quần xuống đến gấu quần.
-> Chiều dài quần tùy theo yêu cầu của khách: đứng ống, cách mặt đất 2 cm.
Bước 6: Đo ống quần
- Đo từ đường ủi ly bên này sang đường ủi ly bên kia. Chú ý: ống quần bên mình là tầm 17cm cho đến 19cm tùy theo size.
Bài viết tiếp theo: MAY ĐO VEST TẠI NHÀ - SỰ TIỆN LỢI CHO PHONG CÁCH THỜI TRANG CÁ NHÂN